Răng giả trong ngày

Hàm tháo lắp nhựa cứng

Hàm nhựa giả

Hàm giả kim loại

Sửa chữa hàm giả

Hàm giả toàn bộ

Hàm giả Implant

HÀM GIẢ THÁO LẮP – SỰ LỰA CHỌN TUYỆT VỜI DÀNH CHO NGƯỜI LỚN TUỔI

Hiện nay, mặc dù kỹ thuật làm răng giả tháo lắp không còn quá phổ biến như trước nhưng vẫn được sử dụng một số trường hợp mất răng. Đặc biệt thường được ưu tiên sử dụng ở những người lớn tuổi bị mất nhiều răng do lão hóa tuổi tác.

Vậy làm hàm giả tháo lắp cho người già có những ưu nhược điểm gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Cùng Nha khoa The Sun tìm hiểu bài viết dưới đây nha!

1. Hàm răng giả tháo lắp là gì?

Hàm răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình để thay thế nhiều răng hoặc toàn bộ răng đã mất nhưng không muốn mài răng hay cấy ghép Implant. Phương pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân cao tuổi vì có cấu tạo tách rời với cung hàm thật.

Một hàm răng giả tháo lắp được cấu tạo gồm 2 phần là khung răng và răng giả. Khung hàm thường được sử dụng chất liệu từ nhựa dẻo, cứng nha khoa, kim loại, ốc vít và được thiết kế vừa khít khung hàm thật để nâng đỡ và tạo hình khung răng.

2. Một số loại hàm tháo lắp hiện nay

Hiện nay, hàm tháo lắp có các loại nền hàm như sau: nhựa cứng, nhựa dẻo và hàm khung

2.1 Hàm tháo lắp bằng nhựa dẻo

Hàm tháo lắp bằng nhựa dẻo (Biosoft) được sử dụng rất phổ biến trước đây.

Với ưu điểm mềm nên dễ tháo lắp, màu nhựa giống màu lợi nên đảm bảo về mặt thẩm mỹ cho khách hàng. Tuy nhiên, vì nó dẻo nên dễ tiêu xương hàm nên thường được chỉ định “tạm thời”cho người lớn tuổi khi mất hết răng hoặc mất nhiều răng liên tiếp.

2.2 Hàm tháo lắp bằng nhựa cứng

– Loại hàm giả này được lắp vào phần mất răng nhẹ nhàng, người sử dụng có thể cảm nhận được rõ lực tác động từ lợi đến xương hàm.

– Vì móc lưu giữ là móc thép nên không đảm bảo về mặt thẩm mỹ cho khách hàng. Nhưng vì tính cứng nên có ổn định, có trường hợp dùng 2-3 năm mới thay.

– Cấu tạo răng giả tháo lắp nhựa cứng bao gồm 2 phần:

+ Nền hàm (lợi giả): Phần này được làm từ nhựa cứng, có một trục bằng kim loại nằm giữa để giữ cho nền hàm không bị gãy. Còn lại là những khoảng trống được thiết kế đặc biệt để nối vào các răng thật.

+ Răng giả: Răng giả có thể được làm từ nhựa hoặc sứ, số lượng răng sẽ được làm riêng để phù hợp với tình trạng mất răng của mỗi người.

2.3 Hàm tháo lắp bằng khung

– Hàm khung tháo lắp có cấu tạo gồm một khung kim loại (hoàn toàn lành tính với người đeo) đúc ở dưới nền nhựa acrylic và răng giả.

– Với nền hàm mỏng, có móc tựa trên răng thật nên đem lại cảm giác tự nhiên cho người sử dụng đồng thời tránh làm ảnh hưởng đến các răng thật còn lại. nhưng chỉ làm được khi còn răng thật để tựa.

2.4 Hàm tháo lắp trên trụ Implant

– Với ưu điểm:

+ Chịu lực nhai & chặt chẽ như răng thật

+ Với giao diện tự nhiên nên mang tính thẩm mỹ cao

+ Vệ sinh hàm toàn bộ, chải thanh bar, abutment dễ dàng

– Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ phải gắn cố định ít nhất là 2 trụ Implant vào xương hàm, giúp tạo điểm tựa cho hàm tháo lắp bên trên. Cả 2 sẽ được liên kết với nhau thông qua các khóa cài.

– Hiện nay đang có 2 loại hàm giả tháo lắp trên Implant. Tùy thuộc vào thời gian mất răng, tình trạng xương hàm và sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành đặt số lượng trụ Implant phù hợp vào xương hàm.

+ Hàm tháo lắp trên Implant không có thanh bar

Hàm giả tháo lắp Implant không có thanh bar có dạng nền hàm phủ. Đây là phương pháp phục hình răng mất với sự kết hợp giữa hàm tháo lắp và cấy ghép Implant. Phần hàm tháo lắp được nâng đỡ và giữ bằng các khóa cài liên kết với trụ.

Trong đó, phổ biến nhất là hàm tháo lắp phủ trên trụ Implant bằng bi nam châm hoặc Locator. Mỗi trụ Implant đặt vào xương hàm sẽ được gắn với một khóa cài hình viên bi, giúp liên kết với một khóa cài khác trên hàm giả.

+ Hàm giả tháo lắp Implant có thanh bar

Hàm tháo lắp trên Implant có thanh bar thường đặt từ 2-5 trụ Titanium vào trong xương hàm. Các trụ này được cố định bằng một thanh nối kim loại, sau đó bác sĩ sẽ gắn hàm phủ khít vào thanh nối đó với các khóa cài.

Dạng hàm này thường được áp dụng cho kỹ thuật trồng răng All-On-4 và All-On-6.

– All-On-4: Đặt 4 trụ Implant lên những vị trí bị mất răng sao cho đều nhau. Sử dụng thanh bar để liên kết và nâng đỡ hàm gồm 12 răng phục hình. Từ đó giúp cải thiện sức nhai tốt hơn răng thật.

– All-On-6: Đặt thẳng 6 trụ Implant vào mỗi hàm. Các trụ được liên kết với nhau bằng thanh bar để cùng nâng đỡ hàm phía trên, đảm vải khả năng ăn nhai vững chắc, tính thẩm mỹ tuyệt đối.

Để thực hiện phương pháp hàm tháo lắp trên Implant, yêu cầu xương hàm của bệnh nhân phải đủ điều kiện về mật độ và độ chắc chắn mới có thể cấy trụ thành công. Còn với những trường hợp bị tiêu xương nhiều sẽ được ghép thêm xương để đảm bảo quá trình phục hình răng thành công.

3. Ưu điểm của hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là một giải pháp thay thế răng phổ biến và có nhiều ưu điểm.

– Trước tiên, có thể được tháo lắp dễ dàng và linh hoạt. Điều này giúp người dùng có thể làm sạch hàm giả và bảo trì nó một cách dễ dàng. Nếu cần thiết, hàm giả cũng có thể được thay thế một cách nhanh chóng và tiện lợi.

– Thứ hai, giá thành của phương pháp này thường thấp hơn so với các giải pháp khác như răng implant hay răng giả cố định. Điều này làm cho hàm giả tháo lắp trở thành một lựa chọn kinh tế cho những người muốn thay thế răng bị mất mà không muốn tốn quá nhiều chi phí.

– Thứ ba, có thể được sử dụng tạm thời hoặc lâu dài. Nếu người dùng chỉ cần thay thế một số răng bị mất, hàm giả tháo lắp có thể được sử dụng tạm thời trong khi chờ đợi các giải pháp thay thế khác. Nếu người dùng muốn sử dụng hàm giả tháo lắp lâu dài, chúng cũng có thể được thiết kế để phù hợp với hàm răng của người dùng.

– Cuối cùng, hàm giả tháo lắp không yêu cầu phẫu thuật như răng Implant. Điều này làm cho hàm giả tháo lắp trở thành một giải pháp an toàn và không đau đớn cho những người sợ phẫu thuật hoặc không đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật.

4. Nhược điểm hàm giả tháo lắp

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có một số nhược điểm cần được lưu ý.

– Đầu tiên, không cố định như răng giả cố định hoặc răng Implant, điều này có thể gây ra một số khó khăn khi ăn uống hoặc nói chuyện, đặc biệt là trong trường hợp hàm giả không được điều chỉnh tốt.

– Thứ hai, cần được vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm trùng và hư hỏng. Nếu không được vệ sinh đúng cách, các mảng bám và vi khuẩn có thể tích tụ trên bề mặt của hàm giả, gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

– Thứ ba, không thể ăn một số loại thực phẩm như răng thật được. Điều này có thể gây ra một số hạn chế trong chế độ ăn uống của người dùng.

– Cuối cùng, hàm giả tháo lắp có thể gây ảnh hưởng đến vị giác và cảm giác khi ăn. Một số người dùng cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái khi sử dụng hàm giả tháo lắp, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi họ còn quen dần với hàm giả.

5. Lưu ý khi sử dụng hàm giả tháo lắp cho người già

Trong quá trình sử dụng hàm giả tháo lắp, người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề dưới đây:

– Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp với đó là vệ sinh răng giả kỹ lưỡng. 

– Lựa chọn các sản phẩm, dụng cụ vệ sinh răng miệng và răng giả phù hợp. 

– Không đeo răng giả tháo lắp khi đi ngủ, nên tháo ra ngâm trong dung dịch muối loãng hoặc giấm. 

– Chú ý bảo quản hàm giả cẩn thận mỗi khi tháo ra, tránh làm răng giả va chạm mạnh và rơi vỡ.

– Không nên ăn các thực phẩm quá cứng, sẽ làm ảnh hưởng tới răng giả và cả nướu răng.

6. Tại sao người già mất răng thường sử dụng hàm giả tháo lắp?

Hàm răng giả tháo lắp cho người già được sử dụng khá nhiều, những lý do cơ bản giúp hàm giả vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn là vì: 

– Kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng: Với kỹ thuật này thì quá trình làm răng giả cho người già trở nên nhanh chóng, đơn giản chỉ mất 2 lần hẹn là hoàn thành. Không cần quá nhiều thời gian chờ đợi phục hình như trồng răng Implant. 

– Không xâm lấn, không phẫu thuật: Những người e ngại việc mài răng hay tác động vào xương hàm thì hàm giả tháo lắp có lẽ là một phương án phù hợp. Nếu người bệnh có sức khỏe răng miệng không tốt, sức khỏe toàn thân không đáp ứng điều trị cấy ghép Implant thì hàm giả tháo lắp sẽ đảm bảo an toàn, không tác động gì đến răng miệng. 

– Chi phí thấp: Hàm giả tháo lắp cho người già là kỹ thuật tương đối rẻ, tiết kiệm tối đa. Đồng thời nó vẫn đảm bảo có thể phục hình tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai cho người bệnh.

7. Hạn chế khi sử dụng hàm giả tháo lắp cho người lớn tuổi

– Mặc dù hàm giả tháo lắp có khá nhiều ưu điểm nhưng nó cũng tồn tại không ít những hạn chế gây bất cập trong quá trình sử dụng. 

– Sau một thời gian sử dụng, răng giả có hiện tượng lỏng lẻo, lệch ra khỏi hàm và dễ bị rơi ra ngoài khi nói chuyện. 

– Hàm giả tháo lắp di trượt trên nướu sẽ gây ra những tổn thương ở bề mặt nướu răng.

– Răng giả tháo lắp bằng nhựa nên khi tồn tại trong khoang miệng có thể bị ngấm dịch miệng tạo ra mùi hôi khó chịu.

– Tình trạng lỏng lẻo quá mức của hàm giả khiến người bệnh khó có thể ăn nhai như bình thường. 

– Hiện tượng tiêu xương vẫn diễn ra sau một thời gian mất răng dù có sử dụng hàm giả tháo lắp thường xuyên.

Chính vì những nhược điểm ở trên mà việc làm hàm giả tháo lắp cho người già không còn được khuyến khích sử dụng. Trừ các trường hợp không thể phục hình bằng cầu răng sứ, cấy ghép Implant do điều kiện sức khỏe không cho phép.

Khi thăm khám và kiểm tra khả năng phục hình, nếu người lớn tuổi nhưng có sức khỏe đảm bảo thì tốt nhất nên cấy ghép Implant. Đây là kỹ thuật trồng răng hiện đại nhất hiện nay với khả năng phục hình toàn diện từ chân răng, tạo ra một chiếc răng Implant vững chắc và tuổi thọ có thể sử dụng suốt đời.

Nha khoa The Sun luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn để có một nụ cười khỏe đẹp và tự tin. Quý khách có thể liên hệ qua hotline để được tư vấn cụ thể hơn về hàm giả tháo lắp! Nhân viên sẽ liên hệ ngay với bạn để thông báo lịch khám và hướng dẫn bạn các thủ tục cần thiết nha!

Nha khoa The Sun – TƯ VẤN TẬN TÌNH, DỊCH VỤ TẬN TÂM

Hotline: 0931 325 566

Địa chỉ: Số 8 Nguyễn Văn Tuyết, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Email: hainmdt@gmail.com