Khớp cắn ngược là một dạng sai khớp cắn thường gặp ở nhiều người gây ảnh hưởng rất nhiều tới ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng. Để giúp bạn nắm rõ hơn về trường hợp khớp cắn người, bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn các thông tin hữu ích nhé.

Khớp cắn ngược là gì?

Khớp cắn ngược hay còn gọi là móm, răng móm là một dạng khuyết điểm thường gặp khi có sự sai lệch về vị trí của răng hoặc hàm. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khớp cắn ngược này chính là hàm dưới bị đưa ra quá nhiều về phía trước, từ đó dẫn đến hiện tượng sai lệch khớp cắn, khiến cho khuôn mặt bị biến dạng và mất dần đi tính cân đối.

Một số trường hợp khớp cắn ngược điển hình
Một số trường hợp khớp cắn ngược điển hình

Khớp cắn ngược phải điều trị thế nào hiệu quả?

Hiện tại, tùy thuộc vào nguyên nhân gây khớp cắn ngược là gì, mà bác sĩ sẽ chỉ định cho khách hàng một phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể như sau:

 Trường hợp móm là do răng

Niềng răng là cách điều trị hàm móm tối ưu nhất dành cho trường hợp khớp cắn ngược là do cấu trúc răng. Với kỹ thuật này, các răng sẽ được nắn chỉnh về đúng với vị trí mong muốn nhờ vào sự hỗ trợ của hệ thống mắc cài, dây cung hoặc khay niềng trong suốt có tính thẩm mỹ cao.

Niềng răng được áp dụng phổ biến trong trường hợp móm do răng

Nếu khớp cắn ngược là do cấu trúc xương hàm gây nên thì biện pháp duy nhất chính là phẫu thuật hàm móm BSSO. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt và trượt xương hàm dưới về đúng vị trí có nhổ răng hoặc không nhổ răng, nhanh chóng mang lại khuôn hàm cân đối an toàn sau phẫu thuật. Nha sỹ sẽ thực hiện phẫu thuật chỉ một lần duy nhất có thể khắc phục được tình trạng khớp cắn ngược hay hàm móm.

 Trường hợp móm do cả răng và hàm

Với trường hợp móm do cả răng và hàm thì bác sĩ sẽ chỉ định cho khách hàng niềng răng chỉnh nha trước, sau đó mới tiến hành phẫu thuật hàm móm để trả lại khuôn hàm cân đối, hài hòa nhất.